Ở bài chia sẻ này thì mình sẽ đưa ra cách để các bạn có thể quay và biên tập 1 đoạn phim ngắn – phóng sự ngắn hoàn chỉnh như sau
Cách quay phim bằng máy quay gia đình
Ở giai đoạn công nghệ phát triển thì việc sở hữu một chiệc máy quay phim với những tính năng phục vụ công việc rất dễ dàng. Chếc máy quay phim sẽ giúp chúng ta lưu lại những khoảng khắc của mỗi chúng ta song bên cạnh đó việc sử dụng làm sao để có được những khoảnh khắc đó thì mình sẽ chia sẻ với các bạn 1 vài kỹ năng sau Continue Reading
9 nguyên tắc đơn giản cho người quay phim mới cầm máy
Ở bài viết này mình xin chia sẻ về các tiêu chuẩn quay phim với công nghệ 4K.Với những tiêu chuẩn cơ bản để các bạn có được đoạn phim đẹp và đúng tiêu chuẩn
Kinh nghiệm xử lý lỗi mất dữ liệu với máy quay sử dụng thẻ nhớ
Rất nhiều bạn sử dụng máy quay phim xài thẻ SD như loại máy Z7u hay NX3, khi chép về ổ cứng thì thường thấy báo là không có dữ liệu và không thấy gì hết. Trường hợp này có thể là do sai partition thẻ hoặc USB. Trong trường hợp mất dữ liệu, bạn có thể dùng rsload.net.R-Studio.
Thông thường, khi mua thẻ SD của SandDisk, họ thường tặng phần mềm RescuePro Deluxe sư dụng 1 năm rất hiệu quả. Trong mỗi hộp thẻ đều có một phiếu ghi link để download phần mềm này về kèm theo số seri, chỗ bán thẻ thường hay giữ lại nên các bạn có thể qua đó hỏi xin lại.
Một cách khác để giảm thiểu rủi ro là các bạn có thể ghi cùng một lúc lên 2 thẻ khi quay. Đây là cách an toàn hay được sử dụng nhất.
Những lỗi cơ bản khi đi quay phim
Sự chuẩn bị cẩn thận luôn là một điều quan trọng đối với mỗi ngành nghề nói chung.Nhưng khi nói riêng về nghề quay phim thì lại không bao giờ được mắc phải,sự tỉ mỉ cẩn thận phải luôn là yếu tố đầu tiên,bởi vì đó chính là một sự kiện – 1 khoảnh khắc nó chỉ diễn ra 1 lần duy nhất.Do vậy bạn nên cần hết sức chú ý với những lỗi ở bài viết sau đây
Quay phim đẹp với Smartphone
Hướng dẫn quay phim đẹp bằng SmartPhone
Với sự phát triển của công nghệ thì công nghệ quay phim không cần phụ thuộc vào chiếc máy quay nữa.Giờ đây trên một chiếc điện thoại thông minh bạn đã có thể có được một video đẹp.Nhưng làm sao để quay từ điện thoại để có chất lượng video đẹp thì hôm nay mình chia sẻ cách quay phim bằng máy điện thoại
Continue ReadingHọc quay phim: Cách quay phim dành cho người “không chuyên”
Với những người yêu thích môn nghệ thuật này thì đôi khi quay phim chỉ là ghi lại những sự kiện – dấu ấn – kỷ niệm nào đó diễn ra trong cuộc sống.Do đó sẽ có nhiều khó khăn gặp phải – chính vì vậy mình cũng xin chia sẻ những điều cần làm đối với những nhà quay phim “ không chuyên “ có được những thước phim – video đẹp nhất,ấn tương nhất
Continue ReadingCách xử lý ánh sáng trong quay phim
Kỹ Năng: Xử lý ánh sáng trong quay phim
Ánh sáng luôn là vấn đề trong quay phim và chỉ khi đủ ánh sáng mới có thể quay được phim – vì vậy ánh sáng là yếu tố quan trọng trong việc hình thành một bộ phim,MV ca nhạc..Qua bài viết chúng ta sẽ biết đến kỹ năng cơ bản để có thể có được hình ảnh tốt nhất của nhà quay phim
1. Xử lý ánh sáng tự nhiên trong quay phim
Ánh sáng tự nhiên là ánh sáng được tạo bởi các nguồn sáng tự nhiên như mặt trời, mặt trăng. Tuy nhiên, chất lượng ánh sáng từ mặt trăng là quá yếu và không đủ để quay phim nên ta chỉ quan tâm đến việc xử lý ánh sáng mặt trời khi quay phim.
Ánh sáng mặt trời vào khoảng từ 8h30 – 10h30 sáng, 13h30 – 15h30 chiều, là ánh sáng tốt nhất trong ngày cho quay phim.
Ánh sáng giữa trưa thường là cho được hình ảnh nhân vật truyền tải không được chuẩn- dễ bị khuôn mặt bị những hình khối góc cạnh
Ánh sáng bình minh, hoàng hôn thường được sử dụng với mục đích nghệ thuật. Hình ảnh nhân vật truyền tải chỉ là những hình không rõ khuôn mặt chỉ mang nét hình dáng
2. Ánh sáng nhân tạo
Ánh sáng nhân tạo là những loại ánh sáng được kết hợp từ những các loại đèn: ánh sáng từ đèn halogen, ánh sáng từ đèn típ, ánh sáng đèn đường, ánh sáng trong trường quay, …
Ánh sáng nhân tạo sử dụng trong quay phim ở trường quay,phim ảnh thường được sử dụng là 4 điểm chiếu sáng cơ bản đó là:
+ Ánh sáng chính(key light)
+ Ánh sáng làm mất bóng(fill light),
+ Ánh sáng ven(back light)
+ Ánh sáng phông(background light).
3.Ánh sáng chính (Key light):
Là nguồn sáng chủ đạo trong thiết lập ánh sáng trường quay. Đèn key light được đặt điểm góc 45 độ tính từ máy quay đến nhân vật. Dòng ánh sáng này thường là mạnh và chói
4.Ánh sáng làm mất bóng (Fill light):
Là nguồn sáng làm giảm bớt bóng mà nguồn sáng chính tạo lên trên bề mặt chủ thể. Loại đèn được đặt chếch 1 góc bằng 45 độ so với trục từ máy quay đến nhân vật đối xứng với đèn Key light qua trục từ máy quay đến chủ thể và có cường độ chiếu sáng nhỏ hơn ánh sáng chính (thông thường loại đèn này bằng 1/2 ánh sáng chính). Dòng ánh sáng này là dòng có ánh sáng nhẹ
5.Ánh sáng ven (Back light):
Loại ánh sáng đặt phía sau các nhân vật, chiếu sáng phía sau tách chủ thể và chủ yếu làm nổi bật chủ thể khỏi phông nền(background). Loại ánh sáng này được chiếu đối xứng với đèn Keylight qua chủ thể, cường độ mạnh như đèn chính.Lưu ý loại đèn chỉ được chiếu từ phía sau lên và không quay chính diện vào nhân vật
6.Ánh sáng nền (Background Light):
Là nguồn sáng chiếu vào bối cảnh phía sau chủ thể, có thể là phông hoặc hậu cảnh. Ánh sáng này mạnh hay yếu phụ thuộc vào từng nội dung mà chương trình này lên kế hoạch
Qua bài chia sẻ này,hy vọng các bạn sẽ có được những cách sắp xếp thật phù hợp với bối cảnh nội dung – kịch bản để có được hình ảnh đẹp nhất
Những Điều Cần Biết Về Ánh Sáng Trong Quay Phim
Kỹ năng “Ánh sáng trong quay phim”
Trong quá trình học quay phim cũng như làm phim, các bạn cần phải luôn chú ý tới yếu tố anh sáng. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về các định dạng cơ bản trong quay phim và các yếu tố khác liên quan trực tiếp tới ánh sáng.
1. 4 định dạng cơ bản trong quay phim
– Nguồn sáng chủ,còn gọi là ánh sáng tạo hình:
Chiếu sáng cho toàn bộ bối cảnh, giúp ta quan sát được nhân vật, có cường độ chiếu sáng mạnh nhất, tạo ra độ tương phản cao. Hợp với trục máy camera khoảng 45 độ –>75 độ, hợp với tầm nhìn của nhân vật, thường đánh tản
– Nguồn sáng phụ, còn gọi là ánh sáng điều chỉnh :
Làm giảm bóng đổ trên khuôn mặt nhân vật, có cường độ chiếu sáng nhỏ hơn ánh sáng chủ, có thể tản hoặc tụ tùy theo gương mặt. Hợp với trục máy góc từ 25 độ–>45 độ
– Nguồn sáng viền (ven), còn gọi là nguồn sáng ngược hoặc nguồn sáng chếch ngược:
Chiếu vào phía sau đối tượng (tóc, vai..). Tạo ra đương viền trang trí, tách nhân vật ra khỏi phông, là ánh sáng tụ, hợp với phông theo phưong đứng góc 60– >70 độ, đặt đối diện với ánh sáng chủ.
– Nguồn sáng phông nền, còn gọi la ánh sáng khung cảnh:
Chiếu sáng cho phông , tạo chiều sâu ngoài ra còn có nguồn sáng hiệu quả, còn gọi là ánh sáng điều chỉnh. Đây cũng là 5 phương pháp sử dụng ánh sáng chủ yếu. Trong thưc tế quay phim còn có nhiều cách sử dụng ánh sáng hơn…Ngoài ra còn nhiều yếu tố ánh sáng liên quan khác trong thực tế quay phim
2. Các hiệu ứng chiếu sáng
Chiếu sáng hiệu quả nội đêm:
– Tỉ lệ ánh sáng giữa bề mặt và hậu cảnh phải có độ tương phản lớn, tối thiểu tỉ lệ là phông 1:3 hoặc 1:4
– Tỉ lệ trên bề mặt tối thiểu là 1:2
Đặt đèn:
Độ cao của đèn tùy thuộc vào thời điểm và ánh sáng hiện thực, căn cứ thêm vào hướng chuyển động của đối tượng. Đèn phụ nhiều giải pháp, có thể trùng với trục máy, có thể 50 độ –>70 độ, phụ thuộc vào ánh sáng hiện thực bối cảnh.
Chiếu sáng ngoại đêm:
Trong chiếu sáng ngoại đêm chúng ta thường sử dụng các gam màu chủ đạo là các gam màu lạnh,màu xanh nhạt để làm bật lên được mà người quay phim muốn truyền tải tới.
Chiếu sáng hiệu quả nội ngày:
Ở phần này chúng ta để ý chính là vẫn tỷ lệ ánh sáng phải có tỷ lệ tương đương với đèn và phông thì được chia cụ thể như sau
+ Tỉ lệ ánh sáng bề mặt và phông là 1:1
+ Tỉ lệ ánh sáng trên bề mặt tối thiểu là 1:2 Đèn phụ cắm trùng trục máy đến đối tượng.
Chiếu sáng ngoại ngày
Kết hợp ánh sáng tự nhiên với ánh sáng nhân tạo tạo ra ánh sáng hiện thực theo nguyên tắc thì căn cứ vào ánh sáng hiện thực để từ đó đi đến quyết định xử lý ánh sáng.
Trong một ekip làm phim thì thường được phân mỗi bộ phận đảm trách các công việc riêng của ekip đó. Có rất nhiều ý kiến cho rằng việc ekip ánh sáng như một người họa sỹ,họ thổi hồn,tạo nên những sắc thái riêng cho cả bộ phim đó
– Trong ekip ánh sáng luôn luôn làm việc với các đơn vị ánh sáng như : Nhiệt độ Kenvin , độ Lux , cường độ Lumen, hay độ tương phản Candela. Đây chính là những đơn vị ánh sáng chủ đạo trong ekip làm phim
3. Ánh sáng mặt trời kết hợp phản quang
– Ekip làm phim sử dụng 4 nguồn sáng cơ bản : đèn chính, đèn phụ phủ thêm, đèn chiếu phông, hay đèn đánh ngược từ phía sau
-Thông thường các tấm phản quang và tấm lọc sáng còn chia thành hai loại, dùng để tạo cảm giác ánh sáng ngoài trời hay trong nhà, buổi sáng hay buổi tối.
Một vài vi dụ để chúng ta hình dung :
– Ác quỉ : Nguồn sáng chính thường chiếu từ phía trước vào mặt diễn viên. Nếu nguồn sáng này chiếu chếch từ dưới lên sẽ khiến mặt cô diễn viên xinh đẹp trở thành hung thần ác quỉ trong phim kinh dị
– Thiên thần : Ngược lại với cách chiếu đèn từ dưới lên là chiếu từ trên xuống. Nếu làm thử các bạn sẽ có cảm giác người trong gương trông giống như là thiên thần với ánh sáng tỏa dần từ trên tóc xuống hai bên và ra xung quanh.
Trên đây chúng tôi vừa trình bay cho các bạn các kỹ năng cơ bản trong việc xử lý ánh sáng khi quay phim…
Các bước cơ bản cần khắc phục khi quay phim
Các Lỗi Cơ Bản Khi Quay Phim
– Đối với những bạn mới làm quen với máy quay sẽ không tránh khỏi mắc những lỗi cơ bản.Qua bài viết này mình xin chia sẻ cho các bạn một số kỹ năng cơ bản để giúp các bạn tránh những lỗi cơ bản và để các bạn có những hình ảnh đẹp nhất
1. Luôn đặt chủ thể vào trung tâm khung hình
– Một số người luôn nghĩ rằng nhân vật chính trong đoạn phim lúc nào cũng phải đặt ở vị trí trung tâm của khung hình. Trên thực tế, nếu chỉ tập trung vào nhân vật và không trau chuốt cho frame hình phía sau thì đoạn phim sẽ khó lòng gây hấp dẫn với người xem. Frame hình phong phú và đa dạng sẽ khiến cho sản phẩm phim nhiều màu sắc hơn bởi đó là không gian sáng tạo thách thức với người cầm máy.
2. Lạm dụng tính năng Zoom
– Zoom màn hình là một tính năng thú vị của máy quay, nhưng không nên sử dụng quá nhiều chức năng này khi quay phim. Lí do là khi zoom, bạn chỉ cần di chuyển 1mm, hình ảnh của bạn có thể di chuyển 0,5m ; nếu không sử dụng chân máy hoặc có điểm tựa vững vàng, bạn có thể khiến khung hình bị rung ngoái ý muốn. Nếu bạn sử dụng chân máy thì nguy cơ rung camera sẽ ít hơn, nhưng hình ảnh phim sẽ không đẹp và đoạn phim rất dễ bị đổ khi dựng. Nếu muốn zoom, hãy tự di chuyển máy quay đến gần chủ thể thay vì zoom màn hình.
3. “Mọc rễ” với máy quay
– Lỗi này xuất hiện khi người quay phim chỉ chăm chú thao tác trên máy và quên không khai thác những góc quay thú vị khác nhau. Đừng quên rằng góc quay sẽ quyết định khán giả nhìn sự việc diễn ra trên phim như thế nào – gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên…và tạo ra cái nhìn đa chiều cho người xem. Chắc hẳn trong chúng ta không ai muốn xem một bộ phim tẻ nhạt từ đầu đến cuối chỉ diễn ra dưới một góc quay duy nhất. Vậy nên cũng đừng cho phép bản thân bạn “mọc rễ” với máy quay.
4. Lia máy quay với mọi khung hình
– Quét toàn cảnh sự kiện là một cách tốt để khái quát không gian và bầu không khí mà đoạn phim chuyển tải, có thể tạo ấn tượng rõ ràng với người xem nhưng nếu lạm dụng kĩ thuật này thì sẽ dễ gây phản ứng ngược lại. Liên tiếp những khung hình lia máy, không tập trung vào diễn biến chính của câu chuyện, sẽ khiến bộ phim bị loãng nội dung và khán giả cũng khó nắm bắt được nội dung chính.
5. Quay từng shot phim ngắn 2-3s
– Nhiều bạn trẻ không tự tin vào việc quay một đoạn phim thực thụ, thay vào đó quay từng clip ngắn khoảng 2-3s. Đây thực sự sẽ là một thách thức lớn khi dựng phim với nhiều đoạn “băm nhỏ” như vậy. Nếu không có kĩ thuật dựng phim tốt, sản phẩm phim sẽ không được mượt mà bởi hiệu ứng chuyển cảnh quá nhiều, dẫn đến phim của bạn mất trọng tâm, không chuyển tải hết được không khí và diễn biến của sự kiện.
6. Ánh sáng chói lóa
– Thông thường trong các cảnh quay, ánh sáng là yếu tố rất quan trọng. Ánh sáng ẩu dễ khiến bộ phim trở thành ” thảm họa” , ngược lại ánh sáng tốt sẽ tăng giá trị của phim. Nếu không chú ý, bạn sẽ rơi vào tình trạng hậu cảnh của câu chuyện ngập tràn ánh sáng mà gương mặt của diễn viên thì tối sầm, hoặc ngược lại khuôn mặt của chủ thể bị rọi sáng quá mức trong khi cảnh quay thì đậm tối . Để khắc phục lỗi này, bạn cần lưu ý hơn đến việc lựa chọn góc quay và thời điểm quay thích hợp để lấy ánh sáng tốt, ngoài ra có thể sử dụng sự hỗ trợ của dàn đèn, tấm phản quang…