Không ai hiểu rõ về kể chuyện như Pixar

Phim của họ có tính giải trí cao, họ làm chúng ta cười, khóc và thậm chí khiến chúng ta muốn trở thành những người làm phim tốt hơn. Nhưng có lẽ điều tuyệt vời nhất trong các bộ phim của Pixar là khả năng tác động đến khán giả, là kết quả trực tiếp được sinh ra từ khả năng khiến bộ não tin tưởng của cách kể chuyện tốt.

Nếu bạn đã biết đến 22 lời khuyên trong việc kể chuyện và muốn nghiên cứu thêm, bạn có thể xem qua video của Darren Foley từ Must See Films, trong đó anh dùng Finding Nemo để khám phá cách Pixar quản lý để tạo ra những kết nối cảm xúc mạnh mẽ thông qua việc kể chuyện.

//www.youtube.com/embed/XH5jQ2XcNUA?feature=oembed

Dưới đây là các yếu tố được nhắc đến trong video:

Khao khát và cao trào

Trong kể chuyện, mọi thứ đều dẫn đến cao trào. Mỗi plot point, mỗi lần đảo ngược, mọi xung đột đều được xây dựng cho khoảnh khắc này của phim, nơi mà áp lực và sự căng thẳng cuối cùng cũng được giải phóng và toàn bộ câu chuyện được chuyển hướng đến cuộc cách mạng cuối cùng. Nói cách khác, nếu câu chuyện là vua của một bộ phim, thì cao trào là vua của câu chuyện. Và khi quyết định cách thức xây dựng câu chuyện để hướng đến điểm quan trọng này, bạn cần phải lưu ý một vài điều.

Cao trào của câu chuyện được kết nối trực tiếp với khao khát của nhân vật chính. Trong Finding Nemo, khao khát của Marlin là giữ cho con trai của anh là Nemo được an toàn, khiến cho khoảnh khắc cao trào trở nên cực kỳ khắc nghiệt khi anh quyết định ra đi, mạo hiểm mạng sống của mình để cứu lấy cuộc sống của những người khác. Điều này có nghĩa là mọi thứ cần được được nâng lên, Marlin cần phải chấp nhận mất hết mọi thứ nếu anh ta không có được thứ mình muốn.

Mặc dù vậy, cao trào sẽ không gây được ảnh hưởng lớn khán giả nếu sai lầm của Marlin không bị ràng buộc trực tiếp với những mong muốn của anh ta. Khán giả muốn thấy nhân vật vượt qua các chướng ngại, tất nhiên, nhưng họ sẽ đầu tư nhiều cảm xúc hơn khi các chướng ngại cần phải vượt qua liên quan đến những điểm yếu của bản thân nhân vật. Trong kể chuyện, điều này được thể hiện trong các cuộc xung đột của mục tiêu bên trong và mục tiêu bên ngoài bên ngoài. Trong Finding Nemo, nó trông như thế này:

Xung đột bên ngoài của Marlin: Con trai của anh là Nemo bị một người thợ lặn bắt đi.
Xung đột bên trong của Marlin: Nỗi sợ phải mạo hiểm dấn thân vào một hành trình vô định.
Mục tiêu bên ngoài của Marlin: Giải cứu Nemo
Mục tiêu bên trong của Marlin: Vượt qua nỗi sợ của chính mình.

Biết dẫn dắt mọi thứ lên đến cao trào

Câu chuyện nên có một nhịp điệu tự nhiên nhất định, hoàn chỉnh với những lần lên và xuống, những điểm xoắn và những lần chuyển hướng. Những thứ này gọi là các điểm ngoặt, theo đúng nghĩa đen trong câu chuyện, nơi hoàn cảnh thay đổi – và chúng xảy ra cho cả các xung đột  bên trong lẫn bên ngoài. Nemo bị bắt là một điểm ngoặt. Marlin và Dory bị mắc kẹt trong họng cá voi cũng là một điểm ngoặt.

Việc quyết định đặt các điểm ngoặt này ở đâu sẽ hơi khó khăn một chút, đặc biệt là nó còn tùy thuộc vào người cố vấn về biên kịch của bạn. Mặc dù nó có nguy cơ sẽ mang đến cảm giác hơi truyền thống, quy củ, nhưng tôi là một fan của cấu trúc ba hồi, chủ yếu là bởi vì nó rất cuốn hút bởi nó có khả năng khiến cho câu chuyện trở nên dễ dàng và dễ tiếp cận với tất cả mọi người. Trong cấu trúc này, các điểm ngoặt xảy xuất hiện vào cuối hồi 1 và giữa và cuối hồi 2. Nhưng hãy luôn nhớ rằng hành động xuất hiện, lên đến cao trào và rồi biến mất hoặc tạm lắng, giữa mỗi điểm ngoặt. Hầu hết các biên kịch biết rằng cần phải đẩy hành động lên từ đầu phim cho đến khi đạt đến đỉnh điểm, nhưng họ thường quên rằng những hành động này xảy ra ở một quy mô nhỏ hơn giữa các điểm ngoặt và thậm chí trong mỗi cảnh riêng biệt.

Hành động cuối cùng.

Foley chia sẻ một lời khuyên hết sức hữu ích, tiết lộ sự phát triển và những thay đổi bên trong nhân vật. Anh nói:

Hãy hỏi câu hỏi này cho bất kỳ bộ phim nào: “Hành động mà vào cuối phim, anh ta/cô ta cần phải thực hiện, nhưng anh ta/cô ta chưa sẵn sàng để thực hiện nó vào lúc bắt đầu.”

Đầu phim Finding Nemo, chúng ta thấy Marlin không cho Nemo đi đâu một mình, vì anh ta sợ những chuyện tồi tệ sẽ xảy đến với con trai anh. Mặc dù vậy, vào cuối phim, chúng ta thấy rằng anh ta cuối cùng cũng sẵn sàng để Nemo ra ngoài một mình, đối mặt với những nguy hiểm lớn. Nó là một ngụ ý thú vị và hữu ích trong phim, bởi vì việc Marling không sẵn lòng cho Nemo đi chính là nguyên nhân tạo ra xung đột bên ngoài (Nemo bị bắt) ngay từ đầu. Nhưng cuối cùng thì anh ta cũng sẵn lòng làm chuyện đó.

Câu hỏi kịch tính là gì?

Foley mô tả, câu hỏi kịch tính là “câu hỏi được hỏi dưới nhiều hình thức khác nhau trong mọi cảnh của bộ phim”. Bạn cũng có thể xem nó như là câu hỏi mà khán giả sẽ hỏi khi họ xem một nhân vật vượt qua những thử thách, hoặc thậm chí là như một chủ đề liên tục trở lại trong suốt câu chuyện. Như Foley chỉ ra, câu hỏi kịch tích trong Finding Nemo là “Liệu rằng Marlin có chịu buông bỏ những quy tắc cứng nhắc trong cuộc sống của mình, mặc kệ nỗi sợ của anh ta hay không?”

Chắc chắn rằng bạn nên phát triển vấn đề này trong kịch bản của chính bạn, bởi nó có thể giúp đưa bạn đến vấn đề trung tâm của câu chuyện, trở ngại chính khiến cho nhân vật chưa thể lớn lên hoặc chưa thể hoàn thành được mong muốn của họ.

Mục tiêu bên trong/bên ngoài

Chúng ta đã đề cập đến mục tiêu bên trong và mục tiêu bên ngoài ở phần trên, nhưng vì những vấn đề này rất quan trọng trong việc xây dựng những khối cơ bản của tất cả mọi câu chuyện, nên có một số thứ cần phải nói thêm về nó.

Nhắc lại, mục tiêu bên ngoài là những trở ngại mà nhân vật phải vượt qua: Cứu thế giới, cưa được một cô gái, thắng một trò chơi… Bạn có thể thấy nó được mô tả như sau:

Người với người
Người với tự nhiên
Người với xã hội
Người với máy móc
Người với một số loại sinh vật siêu nhiên

Mục tiêu biên trong là những trở ngại mà nhân vật phải vượt qua để cứu rỗi bản thân họ – về mặt cảm xúc. Và Foley chỉ ra sự khác biệt lớn giữa hai loại mục tiêu này, đó là mục tiêu bên ngoài là những gì mà nhân vật muốn, và mục tiêu bên trong là những gì mà nhân vật cần. Dưới đây là hình minh hoạ lấy từ video, phân tích cách phát triển một vòng cung nhân vật thành công.

Concept trong từng cảnh

Ở trên, chúng ta đã nói về câu chuyện như một tổng thể, nhưng từng cảnh tạo nên câu chuyện đó cũng hoạt động theo cách thức tương tự.

Vấn đề của mỗi cảnh là gì?

Mọi thứ trong kịch bản cần phải có tính kinh tế; mọi thứ cần tồn tại và xảy ra với mục đích thúc đẩy câu chuyện. Điều này cũng đúng cho các cảnh. Như đã nói ở trên, mỗi cảnh cần phải đặt ra câu hỏi kịch tính và trả lời cho câu hỏi đó. Các cảnh thực hiện những việc khác, tất nhiên – chúng giới thiệu nhân vật và cung cấp thông tin mới – nhưng chủ yếu, chúng nhắc nhở khán giả về vấn đề, nhân vật có quyết định vượt qua trở ngại của họ hay không – và khi bị đặt ở các chức năng cơ bản nhất , các cảnh buộc nhân vật chính phải đưa ra lựa chọn.

Nhân vật muốn gì?

Trong cùng một dòng, các cảnh riêng lẻ cũng tiết lộ về điều nhân vật muốn – không phải theo quy mô của toàn bộ câu chuyện, mà trong một khoảnh khắc ngắn của cảnh. Hầu như trong mỗi cảnh, Marlin và Dory cũng đều bận rộn chạy trốn (chạy trốn cá mập, chạy trốn đàn sứa, chạy trốn những con cá đáng sợ ở vùng nước sâu…), nó được phục vụ như một mô hình thu nhỏ của chủ đề chính của toàn bộ phim.

Cuộc xung đột là gì?

Mô hình thu nhỏ. Trong khi có một cuộc xung đột chung bao trùm toàn bộ phim, mỗi cảnh đều có xung đột riêng mà nhân vật phải vượt qua vào cuối cảnh đó. Đối với Marlin và Dory, cuối cùng thì dù phải chạy trốn cái gì, họ cũng đều vượt qua được.

Mỗi cảnh thay đổi như thế nào?

Một cảnh phải đi được từ trạng thái này sang trạng thái khác, như là “từ đang có việc làm chuyển sang bị sa thải”, “từ đang có gia đình chuyển sang ly hôn”, hoặc trong trường hợp cảnh có voi trong Finding Nemo là “từ tự do sang bị mắc kẹt”.

Điều này đóng góp để thúc đẩy câu chuyện như thế nào?

Vào cuối mỗi cảnh, nhân vật của bạn nên đến gần hơn với mục tiêu bên trong và bên ngoài của họ (trừ khi tất nhiên có một trở ngại). Điều này giúp thúc đẩy câu chuyện.

Hy vọng rằng sau này, bạn có thể ứng dụng được các yếu tố trên vào trong kịch bản của mình để tạo ra những khoảnh khắc cảm xúc cho khán giả, giúp họ kết nối nhiều hơn với câu chuyện của bạn.

Nguồn: #No Film School #Pixel Factory

Comments are closed.

Bình luận