+ Vâng, trong lịch sử điện ảnh nói chung, đã nhắc tới MONTAGE – RUSSIA Film Systemsmà không nhắc tới CONTINUITY – Hollywood Film Systems thì hẳn đó là một điều thiếu sót không thể chấp nhận được với bất kỳ ai thực sự quan tâm, có chút hiểu biết về phim ảnh..
+ Đây cũng là kiến thức bắt buộc cần phải nắm vững với những ai theo đuổi con đường điện ảnh hướng tới công chúng, những người nghe hỏi tới phim hay là nghĩ ngay tới những bộ phim của nền điện ảnh Mẽo và các nước phương tây…
I. CONTINUITY – Hollywood Film Systems LÀ GÌ??
– Mò mẫm 1 hồi nhằm mong kiếm được tư liệu trực quan cho các bạn thì thấy tư liệu cho vấn đề này hơi bị nhiều nhưng để hướng tới mục tiêu “Ngắn gọn – Chính xác” thì hơi bị hiếm và thêm nữa là bằng tiếng Việt là thành “Mission impossible 6” luôn rồi :)), thôi thì tạm 1 links với các bạn, tài liệu là 1 đoạn file trình chiếu được sử dụng tại UCSD, 1 trường dạng Bách Khoa tại Mẽo:
http://pages.ucsd.edu/~bgoldfarb/cogn21w10/Week3edit.pdf
Và cụ thể hơn:
A. CONTINUITY Editing Là phong cách làm phim của các nhà làm phim Hollywood, các bộ phim làm theo phong cách này có những biểu hiện đặc trưng về phương diện “Câu chuyện – Cách sử dụng hình ảnh kể chuyện – phương pháp tiếp cận khán giả….” Và tuân theo một số nguyên tắc thực hiện Editing (Dàn dựng) nhất định.
+ Thủa ban đầu Continuity Editing còn được gọi là Điện ảnh Hollywood cổ điển, Các nhà làm phim thuộc phong cách này luôn quan niệm:
“Một bộ phim tốt là một bộ phim cần phải đem lại cảm giác về các hành động được nối tiếp với nhau, liên tục không ngừng nghỉ, không có sự tách rời về hành động, thời gian, không gian nào trong chuỗi các hành động, là thể thức phim coi trọng tính nhân quả trong câu chuyện, các hành động tiếp nối với nhau, sự kiện này sẽ tác động hoặc là điều kiện để sản sinh ra các sự kiện, hành động kế tiếp ”
+ Để làm được điều đó các nhà làm phim tiên phong của điện ảnh Mỹ đã sáng tạo ra một phương pháp, kỹ thuật dàn dựng riêng biệt, Kỹ thuật dàn dựng này đc gọi là Continuity Editting – Và D.W. Griffith , được coi là cha đẻ của kỹ thuật dàn dựng CONTINUITY (Dù rằng D.W. Griffith không thực sự là người sáng tạo ra phong cách làm phim này nhưng ông lại là người tiên phong tổng hợp các khái niệm bao quát, đặt ra các định nghĩa đặc trưng, thử nghiệm các phương pháp dàn dựng mang tính kinh nghiệm khác nhau và đặt chúng vào cchung 1 hệ thống xác định, với công lao đó rất nhiều nhà làm phim nổi tiếng đương thời đã công nhận D.W. Griffith là cha đẻ của CONTINUITYEditing ) trong kỹ thuật dàn dựng này đc chia làm 2 nhánh rõ ràng: Nối tiếp không gian – nối tiếp thời gian. Phong cách ĐA Hollywood cổ điển là luôn cố gắng đảm bảo sự nối tiếp về không gian – thời gian như 1 cách thúc đẩy, tường thuật lại câu chuyện… Ban đầu điều đó được thực hiện với rất nhiều phương pháp dàn dựng hình ảnh khác nhau với các quy tắc khác nhau nhưng sau này đc tổng kết, gói gọn lại dưới 8 Quy tắc chung nhằm đảm bảo tính thống nhất của câu chuyện, tránh gây mất phương hướng cho người xem, và tám nguyên tắc đó là:
+ 8 nguyên tắc trên được đúc kết toàn bộ từ thực tế trải nghiệm xem của khán giả, từ đó các nhà làm phim, nghiêm cứu đưa ra các giải pháp sử dụng hình ảnh nhằm tăng tính nối tiếp cho câu chuyện, tạo ra sức hút cho bộ phim, giúp khản giả thưởng thức câu chuyện một cách liên tục…
B. 8 Rules of CONTINUITY Editing
I. 180 degree rule: >>Là quy tắc đc xuất phát từ thực tế, khi muốn miêu tả 1 cuộc trò chuyện ta sử dụng cách này như 1 sự phân định vị trí của ng tham gia câu chuyện, sự thay đổi vị trí, góc độ tránh cho ng xem mất phương hướng trong cuộc nói chuyện đó >> Cơ bản của cơ bản trong dàn dựng – vai trò của người xem đặt ở giữa cuộc đối thoại, hành động tiếp nối tạo cảm giác “đúng” về không gian….
-Khi bắt buộc phải vượt trục (ko hiếm) có thể sử dụng các PP nhằm chuyển, phân sự tập trung của ng xem vào trục không gian đó: thay đổi cỡ cảnh, số lượng không gian chiếm hữu hình ảnh của nhân vật (tg hợp đồ họa), đường dẫn mắt, qua đó phá trục hành động cũ, thiết lập trục HD mới.
Video minh họa
+ TH cố tình phá vỡ trục, đảo trục ngày nay ko phải là hiếm và thường đc sử dụng trong các bộ phim từ chuyên nghiệp cho tới nghiệp dư, cần chú ý một điều rằng khi làm điều đó cần phải có chủ ý khi phá, chuyển trục như mở rộng không gian hành động, nhấn mạnh 1 ý đồ nào đó… cần chắc rằng ta phải hiểu rõ chuyện gì sẽ xảy ra với khán giả, tác dụng đó có nằm trong điều mong muốn của ta hay ko và nó có hiệu quả ntn……
II. 30 Degree rule: Ở Việt Nam Quen hơn có thể có quy tắc 45* trong quay phim: Vẫn là 1 quy tắc đc rút ra từ thực tế khi thay đổi 1 góc quá nhỏ (30*<) khi này Chủ thể thay đổi ko lớn về mặt không gian, hình thể trên khung hình, nhưng BG thay đổi nhiều điều đó tạo nên sự “giật” cho người xem khi này Ta có 1 Jumpcut (có 2 loại jump cut hay đc biết đến > Không gian > Thời gian, ở đây đang nhắc tới ko gian) đó là sự 1 sự chuyển ko gian ko hợp lý giữa 2 cảnh.
Đây là một quy tắc linh hoạt, chúng ta có thể Phá…. ok, nhưng các bạn nên biết khi đó ng xem sẽ bị mất tập trung vào câu chuyện tạo cảm giác “giật hình” kéo bật họ ra khỏi sự nối tiếp liên tục của câu chuyện. Thực tế Jump cut cũng là 1 phong cách thể hiện mới hấp dẫn trong dựng phim hiện đại nếu đc dùng đúng cách, khi đó ta sẽ đạt được những hiệu quả hình ảnh mang tính mới lạ cho câu chuyện:
Video minh họa
III. The Establishing Shot:
– 1 mối liên hệ về không gian – ko nhất thiết luôn phải là cảnh đầu tiên của phim (chỉ là thường thế..)
– ngày nay các nhà làm phim thường bỏ qua các cảnh thiết lập ko gian này vì đôi khi nó ko phù hợp với sự bí ẩn, che giấu chi tiết ( :)) Phải nắm rõ và tinh tế =)) ơn chúa, đừng phá hoại khi ko biết rõ ta cần gì, làm ntn 🙁
Video minh họa
Đầu tiên là của tây và trong 1 bộ phim “Hịn”
Kế là của ta… Trong 1 bộ phim cà **** :)):
IV. Shot Reverse Shot: Là một kỹ thuật đc sử dụng thể hiện khi 1 nhân vật nhìn 1 nhân vật khác (thường là cảnh off nhân vật) sau đó nhân vật khác lại đc hiển thị lại ><><>< Tạo cảm giác họ đang nhìn nhau, có sự trao đổi giữa 2 kẻ đó…. Cái này còn dài lắm, cơ mà type ra hết thì ….
Ví dụ minh họa…
V. Crosscutting: kết quả của sự nghiêm cứu, phát triển đặc tính tâm lý con người được áp dụng vào ĐA của Griffith – Diễn tả 2 hành động xảy ra trong cùng 1 thời điểm ở 2 vị trí khác nhau>> Do đặc tính liên kết, tư duy tưởng tượng của con người > tự tạo cho họ cảm giác, suy nghĩ về sự liên quan giữ 2 hành động này >> kích thích trí tò mò, lôi cuốn họ vào câu chuyện.
Video minh họa:
VI. Ellipsis: Phương pháp phá đi trình tự hành động với sự nối tiếp về thời gian >> Đánh giá,lựa chọn hành động nào là hành động cần thiết, có ích cho câu chuyện, chi tiết nào thừa, nhỏ lẻ ko đáng có, có thể cắt bỏ mà ko làm ảnh hưởng tới nội dung chính cũng như sự nối tiếp chung (Về ko gian: đã đc miêu tả, ghi nhận trước đó, thời gian: sự liên tưởng động nguyên nhân, kết quả của khán giả.)…..
Video minh họa:
Tây cấp độ “Sinh Viên”:
Và Tây cấp độ Christopher Nolan
Giảng viên Đinh Nam Phương
Facebook: https://www.facebook.com/phuong.dinhnam
Bình luận